1. Thông điệp 5K của Bộ Y Tế
Công văn số 3330/SGDĐT-CTTT ngày 21/9/2021 của Sở GDĐT Hà Nội về thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 28/KH-PGD&ĐT ngày 21/9/2021 về việc thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngành Giáo dục và Đào tạo Long Biên. Trường Tiểu học Gia Thượng xây dựng nội dung tuyên truyền gồm các nội dung sau:Thực hiện
- KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- KHÔNG TỤ TẬP đông người.
- KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App PC để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.
2. Thông điệp 5T của Bộ Y tế
Thứ nhất, "Tuân thủ 5K" là thực hiện nghiêm giãn cách, ai ở đâu ở yên đó để thực hiện cách ly người với người, nhà với nhà và xã/phường với xã/phường. Nếu phải ra khỏi nhà, người dẫn cũng cần thực hiện nghiêm 5K.
Thứ hai, "Thực phẩm đủ tại nhà" là thực hiện cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm để người dân an tâm giãn cách tại nhà. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt quan tâm tới gia đình có người nhiễm, người có hoàn cảnh khó khăn hay các nhóm dễ tổn thương... cũng cần được thực hiện.
Thứ ba, "Thầy thuốc đến tận gia" là bảo đảm người dân được chăm sóc y tế, tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã/phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế, tổ chức quản lý, chăm sóc người nhiễm tại các địa phương áp dụng cách ly, điều trị cho F0 tại nhà, đảm bảo người bệnh được cung cấp túi thuốc, sơ cấp cứu ban đầu tại nhà.
Thứ tư, "Test COVID-19 tất cả" là thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ người dân, đặc biệt là các vùng đỏ (nguy cơ rất cao) và vùng cam (nguy cơ cao) để sàng lọc và phát hiện sớm người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tổ chức chăm sóc F0 một cách phù hợp. Cùng với đó, công tác hướng dẫn người dân tự xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện cũng cần được đảm bảo.
Thứ năm, "Tiêm chủng tại phường/xã" là việc tiêm vaccine phòng COVID-19 được triển khai ngay tại xã/phường, trạm y tế hay điểm tiêm công cộng. Các điểm tiêm sẽ được bố trí phù hợp để người dân thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng được phòng dịch sớm và gần nhà nhất có thể.
3. Quy định tiêm chủng vắc xin phòng COVID – 19
- Trước khi tiêm chủng
+ Bạn hãy mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế để xác thực thông tin cá nhân; sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác... sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).
+ Tải ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh Android và IOS (Google Play (CH Play) hoặc Apple Store); khai báo thông tin cần thiết.
+ Đeo khẩu trang, thực hiện Thông điệp 5K khi đi tiêm chủng. Không để bị đói trước khi tiêm chủng.
+ Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân:
- Tình trạng sức khỏe hiện tại, như: đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính...
- Các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị.
- Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây.
- Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào.
- Nếu là lần tiêm thứ 2, phải thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần trước.
- Tình trạng nhiễm virus SARS-COV-2 hoặc mắc COVID-19 (nếu có).
- Các vaccine tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.
- Có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu bạn là nữ trong độ tuổi sinh đẻ) hay không?
+ Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế:
- Loại vắc xin phòng COVID-19 bạn được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.
- Các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý.
- Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
- Sau khi tiêm chủng
+ Theo dõi sức khỏe bản thên sau khi tiêm chủng:
- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.
- Khi về nhà, nơi làm việc: chủ động theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất 7 ngày sau tiêm.
+ Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn... Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID-19.
+ Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp. Dấu hiệu nghiêm trọng: xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
- Ở miệng: ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi...
- Ở da: phát ban, sưng, tím tái...
- Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc...
- Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột...
- Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho...
- Toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng/sây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...
- Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên: sốt cao >= 390C, sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...
Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
4. Chế tài xử phạt khi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh