Tai nạn bỏng ở trẻ em có thể xảy ra ở khắp nơi như trong bếp, nhà ở, nhà tắm (sử dụng nước nóng), nhà ăn nội trú, bán trú (ở trường học, nhà trẻ), đường phố, sân chơi,…
1. Bỏng là một tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi các tác nhân vật lý như súc nhiệt (nhiệt khô, nhiệt ướt), điện ( tia lửa điện, luồng điện), bức xạ (tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia rơn ghen, tia gamma, hạt beeta)…. Và các tác nhân hóa học (axit, kiềm, các hóa chất, các muối). Ngoài ra , tổn thương do nhiệt độ lạnh, thấp (cóng lạnh do băng tuyết, do tiếp xúc với công nghệ lạnh sâu) cũng là một dạng tổn thương bỏng.
2. Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ nhỏ.
a. Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, thức ăn đang đun sôi (nồi canh, nồi cám lợn…). Đây là nguyên nhân chủ yếu, thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn trong tầm với, lối đi của trẻ nhỏ.
b. Bỏng nhiệt khô: Bỏng do bàn là nóng, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của là đun… Thường do người lớn không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm đốt pháo, đốt lửa sưởi, đốt rơm eaj, đánh đổ dầu, xăng, gây bắt lửa, để đèn dầu hoặc quạt điện trong màn khi ngủ.
c. Bỏng hóa chất: Bỏng do vôi tôi, bỏng axit, kiềm…thường gặp do trẻ sơ ý tụt chân xuống hố vôi mới tôi, sử dụng nhầm axit hoặc là nạn nhân của những vụ tạt axit trả thù vào cả mẹ lẫn con. Tổn thương do hóa chất có thể do bỏng da, bỏng hô hấp (do hít phải hóa chất), bỏng đường tiêu hóa( do uống hóa chất), bỏng mắt.
d. Bỏng do điện giật, sét đánh: do vô tình chạm phải dụng cụ điện, đường điện bị hở hoặc nghịch điện gây ra nổ, cháy hoặc bị sét đánh khi trời có mưa giông…
3. Những tổn thương do bỏng gây ra:
- Tổn thuông về tinh thần: dễ làm trẻ hoảng sợ, bối rối, mất bình tĩnh…
- Tổn thương trên cơ thể:
+ Da nơi bị bỏng sưng đỏ hoặc bị cháy (có thể cháy ssau vào cơ, xương, mạch máu).
+ Đường thở bị sưng do hít phải hơi nóng
+ Đường tiêu hóa bị cháy do ăn phải thức ăn quá nóng, cay hoặc uống phải axit.
+ Bỏng sâu ở đầu, mặt gây viêm não, màng não.
+ Bỏng sâu ở ngực, ngực làm lộ tim, phổi, thận, ruột.
+ Các vết thương do bỏng nhẹ sẽ để lại những vết sẹo trên cơ thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ….
4. Cách xử trí bỏng:
Nếu trẻ bất tỉnh, cần làm hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt. Nếu tỉnh táo cần thực hiện các bước sau đây:
- Loại bỏ ngay tiếp xúc của cơ thể với tác nhân gây bỏng (nếu bị bỏng do nước sôi phải cởi bỏ quần áo ngay).
- Ngâm chỗ bị bỏng vào nước mát, sạch để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong vòng 20 phút (không dùng nước đá).
- Ủ ấm cho trẻ, cho uống nước, cháo loãng, súp, oresol.
- Không làm vỡ, làm trượt các nốt phỏng rộp.
- Tuyệt đối k bôi rắc bất kỳ chất gì lên vết bỏng khi chưa rửa sạch và không có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Băng nhẹ để bảo vệ vết bỏng bằng băng sạch. Có thể dùng khăn mặt, khăn tay, vải màn sạch phủ lên vết bỏng.
- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy những dấu hiệu nguy hiểm sớm như: bỏng nặng, bỏng sâu, diện tích bỏng rộng hơn 1 bàn tay trẻ hoặc ở các vị trí nguy hiểm (bỏng ở vùng cổ, mặt hoặc bộ phận sinh dục).
- Trong quá trình chữa trị bỏng ở gia đình, nếu thấy các dấu hiệu nguy hiểm muộn như trẻ bị sốt, chỗ bỏng bắt đầu có mùi, chảy mủ (dấu hiệu nhiễm trùng) hoặc trẻ lơ mơ, lẫn lộn, bất tỉnh phải đưa ngay đến bệnh viện để kịp thời xử trí.
5. Cần dạy trẻ kỹ năng xử trí khi bị bỏng:
- Khi quần áo bị bén lửa: tuyệt đối không chạy, phải lập tức dừng lại, nằm xuống, hai tay che mặt và lăn tròn trên đất đến khi lửa tắt.
- Thoát ra khỏi đám cháy: dừng ngay mọi việc, lấy khăn mặt ướt phủ lên mồm, mũi và bò dưới làn khói để lăn ra ngoài.
- Khi thấy đám cháy: khẩn trương gọi người lớn.
- Khi thấy diêm và bật lửa: để chúng lên cao, không sử dụng.
- Ngâm chỗ bị bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy (không dùng nước đá).
6. Phòng tránh tai nạn bỏng đối với trẻ.
a. Đề phòng bỏng nhiệt:
- Không cho trẻ nhỏ chơi, nô đùa, tới gần nơi đang đun nấu, gần lửa.
- Theo dõi và kèm sát trẻ nhỏ đang tập bò và chập chững đi. Không nên cho trẻ mặc đồ vải nilon và quần áo bó chặt cơ thể vì dễ bốc cháy khi tiếp xúc với lửa và khó cởi ra khi cháy.
- Không để đồ đựng nước nóng trong tầm với của trẻ nhỏ (phích nước nóng, nồi canh…).
- Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu phải tránh xa trẻ nhỏ để không va đụng.
- Cần kiểm tra độ nóng của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống và nước tắm rửa trước khi tắm rửa cho trẻ. Không để trẻ tự vặn mở vòi nước nóng.
- Người lớn không vừa bế trẻ vừa ăn uống thức ăn, nước uống nóng.
- Luôn cất các chất gây cháy bỏng cẩn thận ngoài tầm với của trẻ.
- Luôn dùng lót tay khi bưng bê các đồ nóng.
- Không cho trẻ tiếp xúc xăng dầu. Cẩn thận khi sử dụng bàn là, bếp ga.
- Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, có vách ngăn không cho trẻ tới gần.
b. Phòng điện giật, sét đánh:
- Sử dụng các ổ cắm điện, các thiết bị điện an toàn.
- Không cho trẻ nhỏ sờ vào ổ cắm, dây điện, để ổ điện ngoài tầm tay với của trẻ nhỏ hoặc che kín ổ điện.