ác triệu chứng của viêm màng não mô cầu ở trẻ em tương tự như triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp khiến các bậc phụ huynh nhầm lẫn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh diễn biến nhanh chóng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi trẻ có các biểu hiện trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài các triệu chứng trên, trẻ bị viêm màng não mô cầu còn xuất hiện những nốt tử ban trên da sau khi phát sốt 1-2 ngày. Các nốt tử ban này là ban da hoại tử này có màu xanh tím hoặc đỏ thẫm, nổi bật trên da với đường kính từ 1-5mm. Chúng có thể xuất hiện độc lập hoặc liên kết với nhau tạo thành đám, lan truyền nhanh chóng hình thành vùng da hoại tử với bề mặt phẳng.
Sự xuất hiện của các nốt tử ban, nhất và vùng thân mình và hai chân là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm độc nặng và đang phải đối mặt với biến chứng của nhiễm độc do viêm màng não mô cầu. Trẻ sẽ sớm gặp phải biến chứng nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, thậm chí là tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị viêm màng não mô cầu sẽ có thêm các triệu chứng khác như: chỗ mềm căng phồng, khó di chuyển, tiếng khóc kèm theo âm thanh the thé, rên rỉ.
Nguyên nhân viêm màng não mô cầu
Viêm màng não mô cầu được gây ra bởi vi khuẩn não cầu Neisseria meningitidis, thường được gọi là meningococcus. Chủng vi khuẩn này thường xuất hiện ở dạng hai tế bào cạnh nhau, có dạng như hai hạt cà phê, gram (-), nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân.
Vi khuẩn N.meningitidis được bao bọc bởi một lớp vỏ có chứa độc tố gây bệnh với tốc độ sản xuất nội độc tố cao gấp 100 lần, thậm chí là 1.000 lần so với các loại vi khuẩn khác. Do đó, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sản sinh ra một lượng độc tố đậm đặc, theo máu di chuyển đến tim, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu và tạo áp lực lên mạch máu khắp cơ thể. Dần dần, các mạch máu này bắt đầu xuất hiện tình trạng xuất huyết, khiến phổi, thận và các cơ quan khác bị tổn thương.
Mặc dù vi khuẩn gây viêm não mô cầu chỉ có thể sống khoảng 30 phút ở môi trường bên ngoài có nhiệt độ 56 độ C và chỉ sống trong 10 phút nếu nhiệt độ tăng lên 60 độ. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại lâu hơn ở mức nhiệt độ thấp -20 độ C. Do đó, bệnh thường lây truyền trực tiếp từ người qua người và hiếm khi bệnh được lây truyền qua tiếp xúc với đồ vật.
Một nghiên cứu cho thấy, có thể có trên 25% người đã nhiễm loại vi khuẩn này nhưng không có biểu hiện lâm sàng điển hình và hơn 50% người mang vi khuẩn não mô cầu vẫn sinh hoạt khỏe mạnh bình thường. Đây chính là nguồn lây lan vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ do mô cầu phổ biến trong cộng đồng. Hầu hết, trẻ em có thể bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp với các giọt bắn từ mũi, họng của người đã bị nhiễm vi khuẩn khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay nói chuyện.
Đối tượng dễ bị bệnh viêm màng não mô cầu
Tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ càng nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao và ngược lại, trẻ càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn.
Biến chứng viêm màng não do não mô cầu
Viêm màng não do não mô cầu ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Các biến chứng này được chia làm hai nhóm:
Điều trị viêm màng não mô cầu
Viêm màng não mô cầu ở trẻ em là một bệnh lý có diễn biến nhanh chóng, do đó, bệnh cần được điều trị nhanh chóng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch của bệnh nhân để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống khi bệnh đã được kiểm soát.
Trong một số trường hợp, bệnh chuyển biến nghiêm trọng, gây sốc nặng và đã bắt đầu xuất hiện các biến chứng, bác sĩ sẽ điều trị dựa trên các biến chứng đã xuất hiện như: hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, cân bằng dịch điện giải, hỗ trợ tim mạch,…
Phòng ngừa viêm màng não mô cầu
Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, trẻ được điều đã được điều trị bệnh vẫn có thể đối mặt lâu dài với các di chứng do bệnh gây ra. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng. Cách phòng ngừa bệnh cho trẻ hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin viêm màng não mô cầu.
Hiện nay, tại nước ta, việc tiêm phòng vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu đã được triển khai rộng rãi với 3 typ thường gặp A, B và C. Sau khi được tiêm vacxin, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch với với cả 3 thể vi khuẩn huyết thanh này. Mũi phòng bệnh viêm nào não mô cầu BC sẽ được tiêm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên và mũi phòng bệnh AC sẽ được tiêm khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Sau đó, trẻ sẽ tiêm thêm các mũi nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện có 2 loại vacxin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu tuýp B, C và tuýp A, C, Y, W. Vacxin đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng của bệnh.
|
VA-Mengoc-BC (CuBa) |
Menactra (Mỹ) |
Đối tượng |
Chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên |
Chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên |
Lịch tiêm |
Tiêm 2 mũi cách nhau 45 ngày |
Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên: 1 liều duy nhất
|
Ngoài ra, mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh nếu trẻ chưa được tiêm phòng vacxin phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp trẻ đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh, mẹ cần thông báo cho bác sĩ và thực hiện phương pháp điều trị dự phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ cho trẻ ngay. Trên thực tế, trẻ vẫn có nguy cơ mắc viêm màng não mô cầu ngay khi đã tiêm chủng vacxin đầy đủ do hệ miễn dịch yếu, ở trường hợp này, bệnh thường diễn ra ở mức độ nhẹ hơn và ít xảy ra biến chứng hơn.
Đồng thời, mẹ nên chú ý vệ sinh nhà ở và khu vực vui chơi của trẻ sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, ánh sáng và độ thông thoáng. Nếu trẻ đang sinh sống trong khu vực bùng phát bệnh, mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện bệnh và có điều trị bệnh kịp thời, nhất là khi trẻ bắt đầu có biểu hiện viêm hầu họng, sốt.