có thể làm giảm thị lực ở trẻ, giống như khi nhìn sự vật qua cửa kính ô tô đang bị mờ sương. Nặng hơn, bệnh có thể làm mất thị lực hoàn toàn.
Thông thường, đục thủy tinh thể chỉ có thể xảy ra ở người lớn tuổi do tác động của môi trường sống lão hóa theo thời gian... Nhưng ít ai biết rằng đục thủy tinh thể còn có thể xuất hiện sớm ngay ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?
Thủy tinh thể là một thấu kính tự nhiên trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử. Thủy tinh thể có khả năng điều tiết và hội tụ các tia sáng lên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ ràng.
Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn nhòe Mắt trẻ bị giảm thị lực như có màn sương che phủ, "ruồi bay", có thể mắt trẻ đã bị đục thủy tinh thể.
Khi mới sinh ra, một số trẻ sơ sinh đã được chuẩn đoán là bị đục thủy tinh thể bẩm sinh. Trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh ở một mắt (đục thủy tinh thể đơn phương) hoặc cả hai mắt (đục thủy tinh thể song phương). Hầu hết, trẻ em bị đục thủy tinh thể ở một mắt, làm giảm thị lực ở mắt này, mắt còn lại sẽ có tầm nhìn tốt hơn so với những đứa trẻ không bị bệnh.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Có rất nhiều loại đục thủy tinh thể khác nhau. Khi thủy tinh thể bị đục ngay ở trung tâm, sẽ ảnh hưởng hơn đến tầm nhìn so với khi bị đục bao sau (vị trí có nhiệm vụ cố định thủy tinh thể), mặc dù điều này cũng phụ thuộc vào kích thước và nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh
Trong 10.000 đứa trẻ sơ sinh sẽ có khoảng 3 – 4 trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, phần lớn trong số đó đều không biết nguyên nhân.
Hầu hết, cha mẹ đều không biết chính xác nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh, nó có thể xảy ra do chấn thương ở mắt trong quá trình sinh hay mẹ bầu bị nhiễm khuẩn lúc mang thai Tuy nhiên, trẻ em mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh cũng phần nhỏ do gen di truyền.
Nếu một đứa trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể sẽ kéo theo sự bất thường trong quá trình phát triển của hệ thống thị giác gây ra bệnh nhược thị (đôi mắt lười biếng).
Với đứa trẻ bị đục thủy tinh thể một mắt, não có xu hướng tập trung vào "mắt khỏe mạnh" còn lại và làm giảm thị lực của mắt bị bệnh. Còn khi bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, hệ thống thị giác vẫn sẽ phát triển, nhưng nó sẽ bị hạn chế và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn ở cả hai mắt.
Triệu chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh
Ở trẻ em rất khó phát hiện bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh do trẻ em không ý thức được tình trạng mắt. Chính vì lẽ đó mà việc phát hiện đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ thường muộn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có trường hợp thương tâm là mắt bị bệnh đã bị mù lòa
Vì vậy, tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, khám mắt sau sinh là một tiêu chí bắt buộc được thực hiện sau khi đứa trẻ được sinh ra khoảng 24 – 28h.
Trong những trường hợp trẻ lớn hơn một chút, bạn nên để ý đến những dấu hiệu bên ngoài liên quan đến bệnh. Chẳng hạn như trẻ gặp khó khăn khi tập trung nhìn vào một đối tượng nhất định mà bạn phải dùng tay giữ cố định đầu của trẻ, hoặc mắt trẻ bị lác mắt Nếu có gia đình nên thu xếp thời gian, đem con đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra kỹ hơn.
Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em
Cách duy nhất điều trị dứt điểm đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ là phẫu thuật thay thủy tinh thể tự nhiên bằng thủy tinh thể nhân tạo (ống kính nội nhãn). Trường hợp đục thủy tinh thể không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực, có thể không cần thiết phải phẫu thuật.
Nếu đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn, và sự phát triển của hệ thống thị giác của trẻ, làm giảm thị lực của trẻ, việc phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể thực hiện khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể đơn phương, phẫu thuật có thể được xem xét ở khoảng 6 tuần sau sinh.
Sau khi phẫu thuật mắt, trẻ thường cần đeo kính hoặc kính áp tròng nhằm giúp trẻ có được tầm nhìn tốt nhất. Trẻ cũng có thể bị đau trong khoảng 12 – 24h sau phẫu thuật, giảm thị lực lúc này và cần sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi 2 – 4h/lần để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, cần lưu ý việc chăm sóc cho trẻ, tránh không để nước bẩn hoặc dầu gội đầu bắn vào mắt. Để tránh trẻ dụi mắt ảnh hưởng đến khả năng hồi phục, làm giảm thị lực cho trẻ, bác sĩ có thể băng bó vùng mắt bảo vệ cho trẻ.
Sau phẫu thuật, một số trẻ có thể gặp các biến chứng về mắt:
– Tăng nhãn áp: có thể được xử lý bằng thuốc nhỏ mắt nhưng trong một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật để điều trị.
– nhiễm trùng mắt: nếu bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng dẫn đến viêm nội nhãn làm giảm thị lực của trẻ.
– Bong võng mạc: nếu phát hiện kịp thời, điều trị sớm, võng mạc có thể trở lại như cũ.
– Lác: có thể xảy ra nếu mắt không làm việc đồng thời cùng nhau. Kính, băng che mắt hay phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này.
Việc phát hiện sớm đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ giúp trẻ có một tầm nhìn tốt, hạn chế giảm thị lực ở trẻ, ảnh hưởng tới cuộc sống Đồng thời các mẹ khi mang bầu cũng cần thực hiện nguyên tắc tiêm chủng trước và trong khi mang thai để hạn chế rủi ro, mang lại đôi mắt sáng khỏe cho trẻ em.