ệnh
răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là bệnh sâu răng sữa và viêm
lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở các em học sinh chưa hoặc bắt đầu thay
sang răng vĩnh viễn. Đi cùng với bệnh sâu răng sữa là tình trạng viêm
lợi. Ngoài ra tình trạng khi các em học sinh đến tuổi thay răng không
được chăm sóc tốt dẫn đến răng bị sâu, răng bị sún làm cho các em có hàm
răng vĩnh viễn mọc lệch lạc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không được phát
hiện sớm hoặc kịp thời các bệnh răng miệng có thể gây biến chứng nguy
hiểm như viêm xương tủy hàm, nhiễm trùng lan tỏa, nhiễm trùng máu,… ảnh
hưởng đến sức khỏe học tập của các em.1. Định nghĩa Sâu răng là gì?
- Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men răng và ngà răng làm thành lỗ sâu.
2. Yếu tố gây Sâu răng
- Chất lượng tổ chức cứng của răng
- Men răng và ngà răng yếu (thường gặp ở người già và trẻ em dưới 10 tuổi)
- Các thức ăn bám vào kẽ răng (như đường, kẹo, bánh, đồ ngọt)
- Các vi khuẩn tại chỗ.
3 .Nguyên nhân sâu răng
Thức
ăn sau khi ăn, nếu không được làm sạch sẽ tạo thành mảng bám, trong
mảng bám có nhiều loại vi khuẩn. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ lên men thức
ăn ngọt dính sinh ra axit và gây sâu răng. Vi khuẩn gây viêm lợi sẽ tiết
ra độc tố gây viêm lợi.
4. Cách phòng bệnh
-
Muốn phòng bệnh trước tiên chúng ta phải làm sạch răng và khoang miệng
để cho vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Có thể làm sạch răng bằng
cách sau:
+
Phải vệ sinh răng hàng ngày bằng cách xúc miệng với nước nhiều lần sau
khi ăn, súc miệng là biện pháp tạm thời để lấy thức ăn bám trên răng có
thể dùng nước nguội, nước muối pha loãng.
+ Dùng bàn trải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày chải thật kỹ ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ.
-
Ăn đầy đủ chất bổ dưỡng để răng, lợi chắc khỏe: thịt, cá, tôm, dầu thực
vật, ngô sắn,… ăn nhiều hoa quả tươi có nhiều sinh tố và chất xơ giúp
làm sạch răng như: cam, bưởi, mận, dưa hấu, cà rốt, táo.
-
Không nên ăn thức ăn có hại cho răng: thức ăn chứa bột đường vì thức ăn
này dễ bám dính vào răng những thức ăn này nếu ăn liên tục sẽ bị sâu
răng, hạn chế ăn những loại thức ăn như: Kẹo, bánh ngọt, kem, nước
ngọt,… nếu ăn thì nên ăn vào sau bữa ăn chính để sau đó làm sạch răng
ngay. Nếu các em trong lúc đi chơi, ăn trong giờ ra chơi không có bàn
chải để chải răng ngay thì uống nhiều nước để làm sạch răng sau đó về
nhà phải chải răng ngay.
- Xúc miệng bằng nước súc miệng có chứa fluor, dùng kem đánh răng có chứa fluor.
- Không nên dùng các vật nhọn xỉa răng làm cho răng hở lợi bị trầy gây tổn thương lợi
-
Không dùng răng để cắn bút, cắn móng tay lâu ngày sẽ làm răng bị vểnh
ra và có thể làm chết tủy răng. Không dùng răng cắn các vật cứng sẽ làm
men răng bị mẻ gây rạn nứt răng.
- Không ăn thức ăn quá nóng và quá lạnh cùng một lúc dễ làm rạn nứt men răng.
- Không ngồi chống cằm khi học hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm có thể làm gãy răng.
-
Không dùng bàn chải cũ quá để đánh răng vì bàn chải cũ lông đã mòn và
bị tòe vì vậy chải răng không sạch lại làm trầy lợi. Nên thay bàn chải 3
- 6 tháng 1 lần.
- Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng bị bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.